“Xóm hóm” lên án nạn bom hàng

Trong thời đại công nghệ khi mà hình thức bán hàng trên mạng phát triển mạnh thì việc giao hàng, hay còn gọi là “ship hàng”, là một yêu cầu tất yếu. Mặc dù vậy những người bán hàng qua mạng hay những người làm nghề ship đôi khi cũng có nguy cơ rủi ro nếu khách hàng đặt mà không lấy. Câu chuyện này được phản ánh hài hước, dí dỏm qua chương trình “Xóm hóm” tuần này. Chương trình Xóm hóm do Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội sản xuất với sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP ( PV GAS).

 

“Boom hàng” là hiện tượng mua bán trên các cửa hàng online, nhưng khi giao hàng khách lại không nhận với nhiều lý do không chính đáng, khó chấp nhận như gọi không nghe, nhắn tin không trả lời, hay kiểu ta chưa từng quen nhau gây thiệt hại cho các chủ cửa hàng và người đi giao. Có người còn cố tình boom hàng không chỉ một mà nhiều lần ở nhiều shop online. Động cơ của họ là cạnh tranh buôn bán hay đơn giản là rảnh rỗi đặt cho vui.

Phú Chim gặp vợ chồng Tú Vịt phản ánh bị “boom hàng”

Khai thác từ chất liệu thực tế, trong tuần này Xóm hóm đã dựng nên câu chuyện hài hước, dí dỏm khi vợ chồng Tú Vịt vì mải đi du lịch đã “boom” đơn hàng trà sữa. Liên tiếp sau đó, dù không đặt hàng nhưng vợ chồng Tú Vịt nhận “quả báo” khi rất nhiều đồ ăn thức uống gửi đến nhà Tú Vịt. Nghi có người chơi xấu mình, Tú Vịt đã bàn kế với chồng – ông Sửu và Phú Chim để bắt kẻ đặt hàng. Sau khi bàn mưu tính kế, vợ chồng Tú Vịt đã bắt sống được kẻ gây phiền toái cho gia đình mình và kết thúc việc phải nhận những đơn hàng “từ trên trời rơi xuống”.

Vợ chồng Tú Vịt bày mưu bắt kẻ đặt hàng giao đến nhà

Qua câu chuyện của các thành viên trong Xóm hóm, khán giả đã có không chỉ có những phút giây thư giãn mà còn nhận thấy những vấn đề trong xã hội cần lên án mạnh mẽ. Thực tế hiện nay người đặt hàng có thể "bom hàng" khá dễ dàng mà không cần lý do chính đáng, khiến cho cộng đồng bán hàng qua mạng và người giao hàng cũng thường xuyên gặp cảnh ức chế và phải đôi co với khách qua tin nhắn.

Ngay cả với dịch vụ giao đồ ăn của các hãng xe ôm công nghệ hay các dịch vụ đặt đồ qua mạng cũng xảy ra trường hợp khách hàng bùng tiền. Những sản phẩm đó người giao hàng không biết phải làm thế nào ngoại trừ nhờ người xung quanh mua lại. Vì thế có thể thấy mô hình giao hàng online vẫn cần được hoàn thiện và có những quy định chặt chẽ như đặt cọc một khoản tiền trước khi giao hàng để tránh gặp phải trường hợp “boom hàng” như hiện nay.

Lượt xem: 242
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :
Đơn vị đồng hành
Fanpage Facebook